Hiện tượng biển cấm ô tô gây hiểu nhầm cho người đi xe điện này xảy ra ở trên phố Yên Hoa, Yên Phụ, Tây Hồ khiến nhiều tài xế cảm thấy hoang mang khi không biết vì sao câm ô tô lại không cấm xe điện.
Trong bài viết này, các chuyên gia tại ChungAuto sẽ giải đáp những thắc mắc của chủ xe về vấn đề này.
Ý nghĩa thực sự của biến cấm ô tô kèm biển phụ “xe điện được phép hoạt động”
Đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, khái niệm "xe điện" trong biển phụ là xe điện chở khách du lịch (buggy), loại thường thấy ở các khu du lịch, sân golf, chứ không phải ôtô điện như xe VinFast, Tesla, BYD. Chính vì vậy, biến cấm ô tô kèm biển phụ “xe điện được phép hoạt động” có nghĩa là cấm mọi loại ôtô, kể cả ôtô điện.
Thực tế, biển cấm ô tô kèm biển phụ “xe điện được phép hoạt động” đã được cắm từ nhiều năm trước tại tuyến đường ven Hồ Tây - vốn khá hẹp, chỉ phù hợp cho xe máy lưu thông hai chiều, do đó, một chiều cấm ô tô đi vào. Khái niệm ô tô điện này không gây tranh cãi về cách hiểu trong khoảng chục năm trước bởi ô tô điện tại Việt Nam thời điểm đó rất hiếm, hầu như không có. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ “ô tô điện” đã trở nên phổ biến hơn nhiều.
Tới nay, vẫn cho có những văn bản luật quy định rõ ràng về khái niệm của xe điện. Ở biển trên xe điện được hiểu là xe buggy, trong khi các văn bản luật, như Luật giao thông 2008, Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, khái niệm xe điện lại được dùng cho loại xe điện chở nhiều người, có đường riêng, loại phương tiện vốn đã không còn tồn tại ở Việt Nam nhiều năm.
Với tài xế ôtô dù chạy xăng, dầu hay điện, khi thấy biển cấm phía trên, mặc định không được đi vào. Nghị định 100/2019 quy định, tài xế lái ôtô vào đường cấm bị phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.
ChungAuto - Trung tâm độ xe ô tô chuyên nghiệp
Hotline: 0925588666
Địa chỉ:
- CS1: 87 Thiên Hiền - Mỹ Đình - Hà Nội
- CS2: 170 Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
Website: https://chungauto.vn/