Hướng dẫn sử dụng nút chức năng trên xe ô tô

Đăng bởi :Lê Đăng Trung | Cập Nhật : 18/01/2025

Trong thời gian đầu lái xe, hầu hết mọi người đều gặp khó khăn trong việc làm quen cũng như sử dụng những nút chức năng trên xe ô tô. Để giúp mọi người dễ dàng nắm bắt và làm quen nút chức năng này, ChungAuto giới thiệu bạn những nút chức năng cơ bản trên xe ô tô. 

Những nút chức năng cơ bản trên xe ô tô

Những nút chức năng cơ bản trên xe ô tô

1. Nút mở cốp xe ô tô

Đối với loại xe ô tô cốp điện, bạn có thể mở cốp bằng nhiều cách bao gồm: bấm nút mở cốp trên chìa khóa; bấm nút mở cốp ở tay nắm trên cửa cốp; đá chân phía dưới cửa cốp (đối với xe có chức năng đá cốp) hoặc nhấn nút mở cốp trên taplo. Khi bạn thao tác, hãy giữ và nhấn nút trong vòng một giây. 

Đối với loại cốp thường, khi bạn mở sẽ có đèn nhấp nháy và tín hiệu vang lên. Nếu bạn nhấn tiếp lần nữa trong lúc cốp đang mở thì cốp sẽ dừng lại. Bạn tiếp tục nhấn và giữ nút trong vòng một giây thì cốp sẽ đảo chiều vận hành.

Trong trường hợp cốp gặp vật cản khi đang đóng hoặc mở thì cốp cũng đảo chiều vận hành. Đây là tính năng chống kẹt.

2. Nút mở nắp capo xe ô tô

Nút mở nắp capo thường nằm gần vị trí đầu gối của người lái xe, cụ thể là góc bên dưới bảng taplo phía ghế lái. Để mở nắp capo, bạn phải kéo, gạt lẫy sau đó nâng nắp capo lên. Muốn hạ capo xuống bạn chỉ việc nhấn mạnh để gài nắp vào chốt.

3. Nút mở nắp bình xăng xe ô tô

Lẫy mở nắp bình xăng thường nằm ở bên dưới góc ngoài của bảng taplo, gần vị trí đầu gối của người lái xe. Để mở nắp bình xăng, bạn kéo lẫy mở ở đây để mở nắp bình xăng, sau đó bạn ra chỗ cửa nạp bình xăng và mở nắp bình xăng. Khi vặn nghe thấy tiếng xì hơi thì bạn hãy đợi cho đến khi hết tiếng xì rồi mới vặn tiếp nắp bình xăng.

4. Nút sưởi sấy kính Front/ Rear xe ô tô

Nút sưởi sấy kính ô tô thường nằm chung với bảng điều khiển điều hòa. Nút Front là sấy kính trước, rear là sấy kính sau. Sau khi bạn thao tác bấm nút sấy kính, hệ thống sẽ hoạt động trong vòng từ 10 - 30 phút sau đó tự động tắt tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài xe.

Nút sưởi kính trên xe ô tô xử lý hiện tượng kính xe mờ khi trời mưa hoặc do nhiệt độ bên trong chênh lệch so với bên ngoài. Nhiều dòng xe ô tô ngoài sấy kính chắn gió còn sấy kính sau xe.

5. Nút bật, nháy đèn pha ô tô

Tùy vào từng thời điểm, tình huống mà sẽ sử dụng loại đèn ô tô khác nhau. Tất cả các loại đèn đều được thao tác bằng cần điều khiển nằm ở phía bên trái đằng sau vô lăng từ đèn chiếu sáng phía trước, đèn định vị ban ngày, đèn sương mù, đèn xi nhan, đèn hậu,...

6. Nút gạt, phun nước kính xe ô tô

Cần điều khiển gạt nước nằm ở bên phải phía sau vô lăng. Cần điều khiển gạt mưa bao gồm các chế độ sau:

  • MIST: Chế độ gạt sương mù (gạt nhanh)
  • OFF: Tắt
  • AUTO: Chế độ gạt tự động
  • INT: Chế độ gạt chậm và ngắt quãng
  • LO: Chế độ gạt chậm
  • HI: Chế độ gạt nhanh

Trên cần gạt có ký hiệu của các chế độ như bật tắt, gạt mưa, thay đổi các chế độ gạt mưa, bạn chỉ cần đẩy hoặc kéo cần theo các chế độ đó thì sẽ được vận hành. Ngoài ra, để bật phun nước rửa kính, bạn chỉ cần kéo cần điều khiển về phía mình.

7. Nút đàm thoại rảnh tay của xe ô tô

Nút đàm thoại rảnh tay thường nằm ở cụm nút điều khiển trên cửa phía ghế lái. Nút này có chức năng giúp người lái xe thao tác nghe, gọi trực tiếp qua các nút bấm vô lăng mà không cần dùng đến điện thoại, từ đó hạn chế việc mất tập trung lái xe khi tham gia giao thông.

8. Nút mở, khóa cửa chính xe ô tô

Nút mở, khóa cửa chính xe ô tô thường nằm ở cụm điều khiển bố trí trên cửa phía ghế lái. Nút này có chức năng giúp mở, khóa đồng loạt tất cả các cửa xe và cốp xe.

9. Nút bật hoặc tắt khoá cửa kính điện

Nút bật hoặc tắt khóa cửa kính điện thường nằm ở cụm điều khiển trên cửa phía ghế lái. Cửa kính sẽ hoạt động khi khóa điện được bật, lúc này các công tắc mở, đóng cửa kính điện ở mỗi cửa sẽ bị vô hiệu quá. Ngược lại, khi nút bật, khóa cửa điện tắt thì có thể thao tác đóng, mở cửa kính điện bằng công tắc ở mỗi cửa.

10. Nút khoá cửa trẻ em xe ô tô

Trong xe có một lẫy nhỏ ở cửa sau để tránh trường hợp trẻ em tự mở cửa xe từ bên trong. Khi lẫy được bật, cửa xe chỉ có thể được mở một chiều từ bên ngoài.

11. Nút chỉnh gương chiếu hậu ngoài xe ô tô

Nút chỉnh gương chiếu hậu ngoài xe có chức năng chỉnh điện và gập điện. Nút chỉnh này thường nằm ở cụm điều khiển trên cửa phía bên ghế lái và chức năng sẽ được vận hành khi khóa điện xe được bật. 

Muốn điều chỉnh gương chiếu hậu sang trái/phải thì nhấn nút L/R, chỉnh gương lên xuống nhấn nút MIRROR và bấm nút gấp điện bên cạnh thì gương sẽ cụp vào trong.

Nhiều dòng xe có chức năng tự động gập gương khi khóa cửa thì bạn không cần những bước thao tác trên.

12. Nút chỉnh gương chiếu hậu trong xe ô tô

Nút chỉnh gương chiếu hậu trong xe phù hợp để quan sát vào ban ngày, bên cạnh đó, ban đêm cần được gạt xuống để giảm chói đèn khi lái xe. Nếu muốn mở nút này, bạn chỉ việc gạt lẫy ở bên dưới gương.

13. Nút chỉnh ghế lái 

Nút chỉnh ghế lái thường nằm ở phía dưới bên trái của xe ô tô. Nút chỉnh ghế lái cơ bản gồm 6 hướng: nâng cao, hạ thấp, tiến trước, lùi sau và ngả lưng ghế. Một số dòng xe cao cấp hơn có chức năng chỉnh ghế lái 8 hướng, 10 hướng hoặc 12 hướng. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh tay hoặc chỉnh điện tùy theo loại xe. 

14. Nút bật điều hòa AC trên xe ô tô

Nút bật điều hoà AC (Air Conditioner) là nút để bật, tắt, điều chỉnh hệ thống điều hòa trong xe. Bảng điều hòa thường tích hợp trong màn hình giải trí trung tâm hoặc trong bảng taplo. Bảng điều khiển điều hòa thường bao gồm những nút cơ bản sau:

  • Nút MODE: Điều khiển chế độ
  • Nút lấy gió bên trong
  • Nút lấy gió bên ngoài
  • Nút điều khiển quạt
  • Nút điều khiển nhiệt độ

15. Nút cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô

Nút cảnh báo nguy hiểm trên xe ô tô khi được bật lên sẽ hiện đèn Hazard - đèn cảnh báo nguy hiểm phía trước hoặc sau xe để thông báo tới những phương tiện xung quanh. Nút này có biểu tượng hình tam giác màu đỏ và thường nằm ở vị trí giữa bảng taplo.

16. Nút ENGINE START/STOP

Hiện nay, thay vì dùng chìa truyền thống để thao tác, các dòng xe ô tô đã được cải tiến nút bấm khởi động động cơ ENGINE START/STOP và chìa khóa thông minh tiện lợi. Nút ENGINE START/STOP được hoạt động như sau:

  • Đạp phanh & nhấn nút: Nút bật, động cơ khởi động.
  • Không đạp phanh mà chỉ nhấn nút: Nút bật, động cơ không khởi động, chỉ hệ thống điện trên xe được khởi động.
  • Chuyển cần số về P & nhấn nút: Nút tắt, động cơ tắt, hệ thống điện tắt, vô lăng khoá.
  • Cần số không về P & nhấn nút: Hệ thống điện còn hoạt động, động cơ tắt.

17. Nút ECO/ ECON trên xe ô tô

Nút ECO/ ECON dùng để bật, tắt chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu bằng cách điều chỉnh hiệu suất động cơ.

18. Nút phanh tay điện tử trên xe ô tô

Nút phanh tay điện tử ký hiệu chữ P nằm trong vòng tròn và nằm gần cần số hoặc trên bảng taplo. Trong trường hợp xe leo dốc, người lái có thể gài phanh thủ công bằng cách kéo nút phanh lên và nhấn nút phanh xuống để nhả phanh. Khi gài phanh đèn sẽ được bật sáng, khi nhả phanh thì đèn sẽ tắt. 

Đây là chức năng được điều khiển hoàn toàn tự động để thay thế cho phanh tay cơ truyền thống. Theo đó, khi người lái chuyển cần số về P thì hệ thống sẽ kích hoạt tự động giúp người lái tránh tình trạng quên kéo phanh hoặc nhả phanh khi bắt đầu cho xe chạy.

19. Nút giữ phanh tự động Auto Hold trên xe ô tô

Nút giữ phanh tự động Auto Hold trên xe ô tô nằm gần nút phanh tay trên bệ cửa sổ. Nhấn nút này để bật hoặc giữ phanh tự động và nếu muốn nhả phanh, bạn chỉ cần nhấn tiếp thêm lần nữa, lúc này đèn sẽ được tắt.

Đây là nút tự động tác dụng một lực giữ phanh ngăn xe di chuyển, do vậy mà người lái xe không cần đạp chân phanh. Chức năng này rất hữu ích trong các tình huống tạm dừng đèn đỏ, dừng để đón trả khách,...

20. Lẫy chuyển số

Chức năng này cho phép người lái thay đổi từ hộp số tự động sang chế độ tay. Người lái kéo lẫy chuyển số thì sẽ được kích hoạt sang chế độ số tay và số được chọn hiển thị trên đèn báo số ở đồng hồ sau vô lăng. Ký hiệu “-” là giảm số, “+” là tăng số.

Các tính năng an toàn khác trên ô tô

1. Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control

Các nút điều khiển Cruise Control hay Adaptive Cruise Control thường nằm ở cụm nút điều khiển bên phải trên vô lăng. 

Hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control giúp xe tự động duy trì theo một tốc độ mà người lái cài đặt sẵn. Khi này người lái không cần đạp chân ga. Còn Adaptive Cruise Control là một tính năng nâng cao hơn, giúp xe tự động điều chỉnh tốc độ để duy trì khoảng cách với xe phía trước.

2. Hệ thống cảm biến đỗ xe

Hệ thống cảm biến đỗ xe (Parking Aid Sensor) giúp theo dõi những vật cản xung quanh và cho người lái biết khoảng cách ước tính giữa xe với vật cản. Cảm biến có thể được lắp ở nhiều vị trí khác nhau như cảm biến góc trước, cảm biến góc sau, cảm biến trước, cảm biến sau… Số lượng cảm biến được lắp trên xe sẽ tuỳ vào tính toán của nhà sản xuất.

Cảm biến đỗ xe sẽ tự bật khi cần số xe chuyển về số R – số lùi. Nút bật/tắt cảm biến đỗ xe thường nằm ở cụm nút điều khiển trên taplo phía bên trái góc dưới vô lăng hoặc trên bệ cần số. Có thể nhấn nút này để bật/tắt cảm biến. Thông báo bật/tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng.

3. Hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống cân bằng điện tử VSC (Vehicle Stability Control) hay VSA (Vehicle Stability Assist) giúp ổn định xe khi vào cua, duy trì độ bám đường cao khi xe tăng tốc, khi lái xe đường trơn, lái xe đường mưa…

Hệ thống VSC sẽ tự động khởi động khi xe chạy. Nút bật/ tắt hệ thống cân bằng điện tử thường nằm ở cụm nút điều khiển trên taplo phía bên trái góc dưới vô lăng. 

Để bật/ tắt VSC chỉ cần nhấn giữ nút này. Thông báo bật/ tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng. Nếu tắt VSC xe vẫn phanh và vào cua bình thường nhưng khả năng bám đường sẽ không tốt khi bật VSC.

4. Hệ thống khởi hành ngang dốc

Hệ thống khởi hành ngang dốc HAC (Hill Start Assist Control) giúp tác dụng lực phanh, ngăn xe bị tuột dốc trong lúc người lái chuyển từ chân phanh sang chân ga khi khởi hành ngang dốc. Hệ thống HAC giúp ích nhiều cả khi lái xe lên dốc lẫn lái xe xuống dốc.

Hệ thống HAC sẽ tự động bật khi xe chạy. Nút bật/tắt hệ thống khởi hành ngang dốc HAC thường nằm ở cụm nút điều khiển trên bệ trung gần cần số. Để bật/tắt HAC chỉ cần nhấn giữ nút này. Thông báo bật/tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng.

5. Hệ thống hỗ trợ đổ đèo

Hệ thống hỗ trợ đổ đèo HDC (Hill Descent Control) giúp kiểm soát tốc độ khi đổ đèo. Chức năng này hạn chế tình trạng người lái kiểm soát tốc độ xe bằng cách rà phanh liên tục, gây cháy phanh, mất phanh.

Nút bật/ tắt hỗ trợ đổ đèo HDC thường nằm ở cụm nút điều khiển trên bệ trung gần cần số hoặc trên taplo. Để bật/ tắt HDC chỉ cần nhấn giữ nút này. Thông báo bật/tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng.

6. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW (Lane Departure Warning) giúp cảnh báo khi xe cắt ngang qua vạch phân chia làn đường hoặc chạy ra khỏi làn đường đang chạy. LDW thường cảnh báo bằng âm thanh bíp, tín hiệu rung hay các biểu tượng hình hoạ trên màn hình. 

Hệ thống này chủ yếu dùng camera để nhận diện vạch kẻ đường, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra cảnh báo khi cần. Một số nhà sản xuất sử dụng cảm biến lazer hoặc tia hồng ngoại để thay thế.

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW sẽ tự động được kích hoạt khi: tốc độ xe thường từ 70 – 180 km/h, xe đang chạy trên đường thẳng hoặc cua nhẹ, đèn xi nhan tắt, không đạp phanh, cần gạt mưa không vận hành liên tục, đang duy trì tốc độ ổn định…

Nút bật/tắt hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDW thường nằm trên bệ cần số hoặc ở cụm nút điều khiển trên taplo phía bên trái góc dưới vô lăng. Để bật/tắt LDW chỉ cần nhấn giữ nút này. Thông báo bật/tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng.

7. Hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường

Hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường LKA (Lane Keeping Assist System) giúp điều chỉnh xe khi chệch khỏi làn đường hoặc chủ động giữ cho xe đi đúng làn đường. Trong trường hợp không thể điều chỉnh hay giữ xe đi đúng làn đường, hệ thống sẽ kích hoạt phanh. LKA là một bước tiến cao hơn của LWD. Khi trang bị cho ô tô, LKA và LWD thường được tích hợp với nhau.

Nút bật/tắt hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường LKA thường nằm trên bệ cần số hoặc ở cụm nút điều khiển bên phải trên vô lăng. Để bật/tắt LKA chỉ cần nhấn giữ nút này.

Thông báo bật/tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng.

8. Hệ thống phanh giảm thiểu va chạm

Hệ thống phanh giảm thiểu va chạm CMBS (Collision Mitigation Braking System) giúp cảnh báo khi phát hiện khả năng va chạm và tự động giảm tốc độ xe để giảm thiểu hậu quả khi xác định chắc chắn va chạm sẽ xảy ra. CMBS chủ yếu hoạt động dựa trên camera và hệ thống cảm biến radar. Từ đó phân tích và đưa ra cảnh báo nếu phát hiện tốc độ xe và tốc độ xe hoặc người đi bộ phía trước chênh lệch từ 5 km trở lên.

Hệ thống CMBS sẽ tự động bật khi xe khởi động. Nút bật/tắt hệ thống cảnh báo chệch làn đường CMBS thường nằm trên vô lăng hoặc ở cụm nút điều khiển trên taplo phía bên trái góc dưới vô lăng. Để bật/tắt CMBS chỉ cần nhấn giữ nút này. Thông báo bật/tắt sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ sau vô lăng.

Bảo dưỡng xe ô tô ở đâu uy tín?

Chungauto.vn tự hào là cơ sở chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng ô tô tại Hà Nội. Đặc biệt, xưởng ChungAuto sở hữu đội ngũ kỹ thuật và chuyên gia kinh nghiệm và sử dụng trang thiết bị hiện đại và máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế trong sửa chữa và chăm sóc xe của bạn.

Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm, ChungAuto cam kết mang đến phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo và dịch vụ chăm sóc khách hàng sau sửa chữa để đảm bảo sự yên tâm và hài lòng của bạn.

>>> Xem thêm: 

Để được chăm sóc và tư vấn về ô tô chi tiết nhất, hãy liên hệ trực tiếp với ChungAuto qua

ChungAuto - Trung tâm độ xe ô tô chuyên nghiệp

Địa chỉ: 

  • CS1: 87 Thiên Hiền - Mỹ Đình - Hà Nội
  • CS2: 170 Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội

Hotline: 0925588666

Website: https://chungauto.vn/

Lê Đăng Trung
Tác giả: Lê Đăng Trung

Anh Lê Đăng Trung hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị và người sáng lập của thương hiệu ChungAuto. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành nội thất ô tô, anh Trung đã có một lượng kiến thức rất sâu rộng về tất cả các sản phẩm. Anh luôn cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp tối ưu nhất dành cho khách hàng của mình.

Bình luận

)
Trái
hải