Động cơ ô tô rung lắc là một trong những dấu hiệu cho thấy tình trạng ô tô đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong bài viết này, các chuyên gia tại ChungAuto sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân phổ biến khi động cơ không khởi động và cách khắc phục.
1. Nguyên nhân khiến động cơ ô tô rung lắc
Động cơ rung lắc có thể do nguyên nhân sau:
1.1. Bugi hoặc mobin đánh lửa gặp vấn đề
Bugi hoặc mobin bị hỏng sẽ làm giảm hiệu suất động cơ, bao gồm cả hiện tượng rung lắc và giật cục. Bugi có thể bị mòn các điện cực, các điện cực bị chảy, muội than bám trên các điện cực, điều này sẽ làm cho khe hở giữa các điện cực bị rộng ra, khiến tia lửa bị yếu làm cho quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị suy giảm. Công suất động cơ sẽ bị giảm xuống hay động cơ bị rung giật khi hoạt động.
Ngoài ra, nguyên nhân gây hỏng bugi thể là do các dây cao áp, bộ chia điện bị hư hỏng. Bạn sẽ cần thay thế bugi cũng như các bộ phận khác của hệ thống đánh lửa để khắc phục hiện tượng rung giật cũng như hiện tượng giảm công suất.
1.2. Kim phun nhiên liệu bị tắc nghẽn
Kim phun nhiên liệu bị tắc nghẽn cũng là một trong những nguyên nhân khiến động cơ bị rung lắc. Hiện tượng này là do ô tô sử dụng lâu ngày mà không được bảo dưỡng định kỳ, từ đó khiến nhiên liệu được bơm vào hệ thống buồng đốt không đồng đều gây nên tình trạng xe yếu, khó đề, bị rung lắc, tiêu hao nhiên liệu.
Để làm sạch cặn chì muội than gây tắc nghẽn kim phun, hiện nay người ta sẽ sử dụng dung dịch vệ sinh kim phun thay vì tháo lắp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch.
1.3. Lọc xăng dùng lâu không thay
Lọc xăng dùng lâu không thay có thể sẽ không cung cấp đủ nhiên liệu cho vòi phun làm động cơ không đủ nhiên liệu để vận hành và dẫn đến tình trạng rung lắc. Đặc biệt, nếu lọc được xăng ít hơn tiêu chuẩn thì không khí bên ngoài lọt càng nhiều sẽ khiến quá trình cháy diễn ra không như mong đợi.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thay dầu nhớt cho xe ô tô tại nhà chỉ trong 6 bước
1.4. Lọc gió bị bẩn
Lọc gió động cơ nếu bị cặn bẩn bám đầy thì sẽ bị tắc nghẽn khiến cho không khí vào khoang máy không đều, dẫn đến quá trình hoạt động của động cơ không được nhuần nhuyễn và xảy ra hiện tượng giật cục. Kinh nghiệm về ô tô của các chuyên gia chia sẻ đó là chủ xe nên thường xuyên vệ sinh bộ phận này và có thể thay mới nếu như lọc gió đã quá cũ.
1.5. Rung lắc ở trục xe
Xe ô tô bị rung lắc khi chạy có thể do hệ thống trục xe gặp vấn đề. Nguyên nhân phổ biến là do lỗi trục các đăng. Khi này xe rung lên theo tốc độ lái, vận tốc càng cao xe rung lắc càng mạnh. Lỗi trục các đăng thường gặp ở xe dùng hệ dẫn động cầu sau và dẫn động 4 bánh. Trục các đăng có thể bị cong vênh do va chạm, dẫn đến ô tô bị rung lắc nhiều khi chạy, nhất là khi bị dằn xóc.
Nếu xe bị lỗi trục các đăng thường sẽ phải thay bi chữ thập hoặc cân bằng động lại. Nếu hiện tượng xe bị rung giật vẫn không hết thì phải thay trục các đăng mới. Giá thay trục các đăng khoảng từ vài chục triệu đồng tuỳ theo loại xe.
1.6. Rung giật khi phanh
Rung giật khi phanh sẽ khiến xe ô tô vận hành bị rung lắc. Tình trạng này đa phần là do hệ thống phanh ô tô bị lỗi. Nguyên nhân phổ biến do đĩa phanh, má phanh bị mòn hay bị cong vênh do chịu tác động ngoại lực. Khi đạp phanh, má phanh kẹp vào đĩa do bị mòn hoặc cong vênh nên lực bám không đều so với các bánh xe khác dẫn đến tình trạng xe bị rung giật.
Khi bị lỗi này nên kiểm tra kỹ hệ thống phanh xem đĩa phanh, má phanh có mòn hay cong vênh không để kịp thời thay mới.
1.7. Cảm biến oxy bị bẩn
Nếu cảm biến oxy bị bẩn thì sẽ làm cho tín hiệu gửi về ECU không chính xác, làm cho động cơ mất lửa, tiêu hao nhiên liệu hoặc ảnh hưởng tới kim phun.
Cụ thể, cảm biến oxy này có nhiệm vụ đo lượng oxy trong khí thải và gửi tín hiệu này tới ECU động cơ dưới dạng tín hiệu điện áp. ECU sẽ sử dụng thông tin này và tính toán lượng nhiên liệu cần phun vào buồng đốt. Tuy nhiên qua thời gian sử dụng, cảm biến sẽ bị muội than bám và bít các lỗ trên thân cảm biến.
1.8. Giá đỡ của động cơ bị hỏng
Giá đỡ động cơ có chức năng giữ cho động cơ ô tô không bị lệch khỏi vị trí khi hoạt động. Bộ phận này kết nối và cố định động cơ với khung xe. Giá đỡ thường được làm từ cao su để có thể chịu được các rung động của động cơ khi hoạt động.
Tuy nhiên, do tác động mạnh nên phần cao su có thể bị hao mòn, bể nứt, làm giảm khả năng hấp thụ dao động, gây ra hiện tượng rung giật, rung lắc cho xe ô tô khi khởi động. Chủ xe nên đi kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên để sớm phát hiện và sửa chữa lỗi này.
1.9. Các vòng bi bị rơi hoặc nứt vỡ
Vòng bi (bạc đạn) do phải chịu lực lớn khi xe hoạt động nên dễ bị hao mòn, bể nứt sau một thời gian dài sử dụng.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rung giật, rung lắc cho xe khi nổ máy hay khi di chuyển. Nếu không được thay mới đúng lúc sẽ làm hỏng cả máy và ổ bi của xe.
1.10. Lốp xe gặp vấn đề
Hiện tượng lốp xe có vấn đề sẽ khiến động cơ ô tô bị rung lắc. Thường gặp nhất là lốp xe quá mòn, lốp xe mòn không đều. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, lốp ô tô nên thay sau 5 năm kể từ ngày sản xuất lốp. Nếu sau 5 năm, tình trạng lốp vẫn tốt có thể tiếp tục sử dụng nhưng cần kiểm tra định kỳ hàng năm và không sử dụng quá 10 năm. Để tránh tình trạng lốp xe ô tô mòn không đều nên đảo lốp định kỳ 6 tháng/lần hoặc sau mỗi 7.000 – 12.000 km tuỳ theo loại lốp.
Bên cạnh đó xe bị rung cũng có thể do lốp xe không được cân bằng. Bởi trong quá trình gia công chế tạo độ chính xác không thể tuyệt đối. Do đó để khắc phục điều này, mâm lốp cần được cân bằng bằng cách lắp thêm các miếng sắt hoặc chì. Nếu nghi ngờ xe rung do vấn đề ở mâm lốp nên tiến hành kiểm tra lại.
2. Cách khắc phục hiện tượng động cơ rung lắc
Tùy vào những nguyên nhân khác nhau sẽ có giải pháp khắc phục khác nhau. Bạn có thể tham khảo những cách xử lý sau đây do các chuyên gia ChungAuto tổng hợp:
2.1. Xử lý động cơ và buồng lái
Bạn cần thực hiện theo những bước sau để có thể kiểm tra và tự xử lý tại nhà:
Kiểm tra và vệ sinh bugi động cơ, nếu bugi vẫn còn nguyên hãy kiểm tra dây cao áp xem có bị đứt hoặc hở mạch không và tiến hành khắc phục
Tiếp theo, bạn kiểm tra bộ lọc gió, nếu quá nhiều bụi bẩn sẽ khiến lượng gió vào động cơ kém. Sau đó bạn háo lọc xe ra và rửa sạch là có thể giải quyết được tình trạng rung lắc khi nổ máy xe ô tô
2.2. Lắp cảm biến áp suất lốp xe và trang bị bơm lốp mini
Để đề phòng các lỗi ở bánh xe làm ô tô rung giật khi nổ máy, khi di chuyển bạn cần chú ý việc lên xuống vỉa hè, không đi với tốc độ nhanh qua các đoạn đường nhiều ổ gà hoặc đang sửa chữa.
Đồng thời, để giữ cho lốp xe luôn trong trạng thái tốt nhất bạn có thể trang bị cảm biến áp suất lốp để biết chính xác tình trạng của lốp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sở hữu riêng một chiếc bơm lốp ô tô mini mang theo xe để bơm hơi cho một số trường hợp cần thiết.
2.3. Mang xe đến bảo dưỡng tại các cơ sở gara uy tín
Nếu bạn đã thử qua hết những cách trên mà tình trạng xe ô tô rung lắc khi nổ máy vẫn còn diễn ra thì nên mang ngay ô tô đến các trung tâm sửa chữa để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh để lâu dẫn đến mất an toàn khi sử dụng, đồng thời gây tốn kém nhiều chi phí sửa chữa về sau. Nên đưa xe đi bảo dưỡng thường xuyên để hoạt động an toàn.
3. Bảo dưỡng xe ở đâu uy tín?
Chungauto.vn tự hào là cơ sở chuyên cung cấp, phân phối các dòng sản phẩm về đồ chơi xe hơi, bảo dưỡng xe tốt nhất tại Hà Nội. Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm, chắc chắn bạn sẽ có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra, ChungAuto là đại lý phân phối lớn của nhiều hãng sản phẩm ô tô công nghệ nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Để được chăm sóc và tư vấn về ô tô chi tiết nhất, hãy liên hệ trực tiếp với ChungAuto qua Hotline 0925588666.
>>> Xem thêm: Động cơ ô tô quá nhiệt | Nguyên nhân và cách khắc phục