Dán phim cách nhiệt

Dán phim cách nhiệt cho ô tô là giải pháp hiệu quả để bảo vệ nội thất xe cũng như sức khỏe của người ngồi trong xe khỏi ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời và các tia gây hại. 

Vậy nên dán phim cách nhiệt loại nào? Giá bao nhiêu? Đâu là cách dán phim cách nhiệt đúng? Hãy để ChungAuto tư vấn cho bạn qua bài phân tích dưới đây. 

ChungAuto tư vấn dán phim cách nhiệt hiệu quả. 

Phim cách nhiệt là gì? 

Phim cách nhiệt là một tấm phim mỏng làm từ chất liệu polyester và được dán lên kính xe ô tô hoặc cửa sổ để giảm sự truyền nhiệt của ánh nắng mặt trời và ngăn chặn các tia gây hại như tia UV, tia IR. 

4 loại phim cách nhiệt phổ biến trên thị trường là: 

► Phim cách nhiệt nhuộm màu (Dyed Film): Có hiệu quả cách nhiệt trung bình, độ bền kém và độ trong suốt thấp, giá thành rẻ.

► Phim cách nhiệt tráng phủ kim loại (Metalized Coating Film): Có hiệu quả cách nhiệt khá tốt, độ bền kém, độ trong suốt thấp và có thể cản sóng - tín hiệu, giá thành thấp.

► Phim cách nhiệt phún xạ kim loại (Sputter Film): Hiệu quả cách nhiệt tốt  do sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nhưng giá thành rất cao.

► Phim cách nhiệt men gốm (Nano Ceramic Film): Hiệu quả cách nhiệt tốt do sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, có độ trong suốt cao, độ bền cao và giá thành hợp lý. 

Trong đó, phim cách nhiệt Nano Ceramic và phún xạ kim loại là 2 loại được sử dụng nhiều nhất. Mặc dù phim cách nhiệt phún xạ kim loại có hiệu quả cách nhiệt tốt, nhưng giá bán lại khá cao. Trong khi đó, phim cách nhiệt Nano Ceramic có hiệu quả cách nhiệt tốt và giá bán hợp lý nên được 80% người tiêu dùng ưa chuộng.

Dán phim cách nhiệt ô tô cần lưu ý gì?

Phim cách nhiệt ô tô loại nào tốt? 

6 thương hiệu phim cách nhiệt tốt nhất hiện nay là: 3M, Nano X, Cool N Lite, Vkool, Llumar, Ntech. Đây là danh sách dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành và trải nghiệm thực tế của anh Lê Đăng Trung (Founder ChungAuto).

1. Phim cách nhiệt 3M

Phim cách nhiệt 3M được sản xuất tại Mỹ và đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia. Hiện nay, dòng phim cách nhiệt này rất phổ biến tại Việt Nam và được hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế tin dùng. 

Phim cách nhiệt 3M giảm tới 99% tia tử ngoại, tia hồng ngoại tác động đến xe ô tô và có khả năng giảm chói cực tốt. Loại film cách nhiệt này có độ bền cao lên tới 8 - 12 năm, và không chứa kim loại nên rất khó bị ăn mòn. 

Hiện nay, phim cách nhiệt 3M có 2 dòng sản phẩm là 3M Crystaline và 3M IR Series. Tuy chúng có giá khá cao nhưng chất lượng rất tốt nên khách hàng có thể yên tâm sử dụng.

Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm phim cách nhiệt 3M giả, 3M hàng tàu đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Vậy nên mọi người hãy lựa chọn những đại lý phân phối phim 3M chính hãng như ChungAuto để mua được sản phẩm chất lượng nhất. 

2. Phim cách nhiệt Nano X

Phim cách nhiệt Nano X có xuất xứ từ Hàn Quốc và được sản xuất bằng công nghệ Nano Ceramic. Hiện nay, dòng film cách nhiệt này đang dần trở nên phổ biến tại thị trường Việt Nam.  

Nano X có hiệu năng cách nhiệt không thua kém bất kỳ dòng phim cách nhiệt nào khác nhưng giá rẻ hơn rất nhiều. Chất lượng phim cách nhiệt Nano X được đánh giá cao qua quá trình đo thông số và kiểm tra thực tế. 

Phim cách nhiệt Nano X nhận được đánh giá tích cực từ hơn 90% khách hàng (Theo số liệu từ cuộc phỏng vấn 100 khách hàng đã phim cách nhiệt Nano X cho ô tô tại ChungAuto trong 3 tháng vừa qua).

tại sao nên dán phim cách nhiệt nanox

3. Phim cách nhiệt Cool N Lite

Phim cách nhiệt Cool N Lite có nguồn gốc từ Mỹ, được ra mắt vào năm 2003 và nhanh chóng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Hiện nay, phim cách nhiệt Cool N Lite được đánh giá cao vì khả năng cản nhiệt tốt cũng như cản tia UV, tia IR hiệu quả.

Phim cách nhiệt Cool N Lite được sản xuất bằng công nghệ Titanium phún xạ, kết hợp với 25 kim loại hiếm khác để giúp phim đạt hiệu suất cách nhiệt lý tưởng lên đến 98%.

Tuy nhiên giá bán của phim cách nhiệt Cool N Lite ở mức hơi cao nên khá kén khách hàng.

4. Phim cách nhiệt Ntech 

NTech là dòng phim cách nhiệt giá rẻ phổ biến tại thị tường Việt Nam. Film cách nhiệt Ntech được sản xuất bằng công nghệ phún xạ, sử dụng chủ yếu các vật liệu như ceramic và kim loại không phản xạ.

Phim cách nhiệt Ntech có đặc tính phản gương thấp và có khả năng cắt tia hồng ngoại tốt, được sử dụng cho kính ô tô và kính xây dựng cao cấp.

5. Phim cách Llumar

Llumar là một dòng phim cách nhiệt giá rẻ được sản xuất tại Mỹ bởi công ty Eastman Chemical. Phim cách nhiệt Llumar nổi bật với khả năng chặn tia cực tím lên tới 99,9% và khả năng cản nhiệt ở mức khá ổn. 

6. Phim cách nhiệt VKool

Phim cách nhiệt Vkool được sản xuất tại Mỹ bởi công ty Eastman Chemical. Tuy nhiên, sản phẩm này nằm ở phân khúc cao cấp và có giá bán khá cao. 

V-Kool là dòng phim cách nhiệt quang phổ độc đáo được chế tạo dành riêng cho ngành công nghiệp ô tô và kiến trúc xây dựng. Phim cách nhiệt V-Kool có khả năng loại bỏ 99% tia cực tím, 98% tia hồng ngoại và giảm 65% nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời. 

Dán phim cách nhiệt ô tô giá bao nhiêu?

Hiện tại, giá dán phim cách nhiệt ô tô dao động từ 3.5 triệu đến 24.5 triệu đồng, thời hạn bảo hành lên tới hơn 15 năm, chi tiết như sau:

Gói phim cách nhiệt Giá bán
Phim cách nhiệt 3M 9.4 triệu - 17.9 triệu đồng
Phim cách nhiệt Nano X 3.5 triệu - 8.1 triệu đồng
Phim cách nhiệt Cool N Lite 6.8 triệu - 18.6 triệu đồng
Phim cách nhiệt Ntech 3.7 triệu - 5.7 triệu đồng
Phim cách nhiệt Vkool 13.5 triệu - 24.5 triệu đồng
Phim cách nhiệt Llumar 5.4 triệu - 20.8 triệu đồng

Bảng giá phim cách nhiệt cho ô tô (Chưa bao gồm giảm giá).

Chi phí dán phim cách nhiệt tại ChungAuto đang được GIẢM GIÁ 20% - 30%. Để được tư vấn chi tiết nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0925588666

bảng giá phim cách nhiệt 3m và nanox

Có nên dán phim cách nhiệt cho ô tô?

Câu trả lời chắc chắn là có. Việc dán phim cách nhiệt cho xe hơi vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với thời tiết tại Việt Nam khi nhiệt độ mùa hè thường xuyên ở mức 35 - 40 độ. Không giống như thân vỏ ô tô, phần kính xe rất dễ hấp thụ nhiệt lượng từ bên ngoài.  Ánh sáng gay gắt từ mặt trời sẽ làm tài xế chói mắt, cản trở tầm nhìn khi lái xe và gây ra cảm giác khó chịu, nóng bức.

Dán phim cách nhiệt cho ô tô mang lại 8 lợi ích tuyệt vời sau:

► Khả năng cách nhiệt tốt hơn hẳn kính thông thường.

► Làm mát khoang cabin xe hơi

► Nâng cao tính thẩm mỹ của xe hơi.

► Hạn chế tối đa những tác hại từ các tia UV, tia cực tím,...

► Chống chói, hỗ trợ lái xe an toàn.

► Tiết kiệm chi phí thay thế nội thất trong xe.

► Tăng sự riêng tư cho người ngồi trong.

► Giảm tiêu hao năng lượng. 

Việc dán phim cách nhiệt cho xe hơi vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với thời tiết tại Việt Nam khi nhiệt độ mùa hè thường xuyên ở mức 35 - 40 độ. Không giống như thân vỏ ô tô, phần kính xe rất dễ hấp thụ nhiệt lượng từ bên ngoài.  Ánh sáng gay gắt từ mặt trời sẽ làm tài xế chói mắt, cản trở tầm nhìn khi lái xe và gây ra cảm giác khó chịu, nóng bức.

Dán phim cách nhiệt ô tô thế nào cho đúng? 

Dựa theo kinh nghiệm gần 10 năm trong ngành cùng trải nghiệm thực tế, ChungAuto sẽ hướng dẫn mọi người lựa chọn phim cách nhiệt chuẩn nhất, vừa đảm bảo chất lượng và chi phí hợp lý.

1. Dán phim cách nhiệt cho kính lái ô tô

Tám kính lái của ô tô là vị trí cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của người lái xe. Bạn nên chọn loại phim cách nhiệt xịn cho vị trí này vì đây là nơi nhận nhiều ánh sáng mặt trời nên mức hấp thụ nhiệt lượng và bức xạ sẽ cao nhất.

Tuy nhiên, độ truyền sáng của phim cách nhiệt cũng phải ở mức phù hợp để người lái quan sát đường dễ dàng.

Test hiệu năng của phim cách nhiệt 3M khi đã dán trên kính lái ô tô (hình bên phải).

Chính vì vây, bạn hãy chọn phim cách nhiệt 3M cho kính lái, chú ý chọn mã phim cách nhiệt có độ truyền sáng khoảng 70% để quan sát tốt phía trước.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến tỷ lệ chống chói, chỉ số này càng cao thì bạn càng ít bị lóa mắt bởi ánh sáng mặt trời. Thông thường, tỷ lệ giảm chói nằm ở mức 30% là hợp lý nhất.

2. Dán phim cách nhiệt cho kính sườn ô tô

Đối với phần kính sườn ở 2 bên hông xe, bạn nên chọn những loại phim cách nhiệt giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí, điển hình như NanoX hoặc Ntech. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

► Đối với kính sườn trước, hãy chọn loại phim cách nhiệt có độ truyền sáng khoảng 20 - 40% để có thể quan sát hai bên gương.

► Đối với kính sườn sau, hãy chọn loại phim cách nhiệt có độ truyền sáng dưới 15% để tăng tính riêng tư cho người ngồi trong xe. 

3. Dán phim cách nhiệt cho kính hậu ô tô

Đối với kính hậu (hay còn gọi là kính lưng) thì bạn nên chọn mã phim cách nhiệt tương tự như kính sườn sau, với mục đích đảm bảo sự kín đáo và riêng tư cho người ngồi trong ô tô.

Các thông số phim cách nhiệt cần biết 

Thông thường, khi chọn phim cách nhiệt cho ô tô thì 90% mọi người chỉ quan tâm tới độ truyền sáng và thông số cản nhiệt. Tuy nhiên, bạn cũng nên quan tâm tới một số thông số khác, chẳng hạn như:

► Chỉ số tổng cản nhiệt: Tổng nhiệt lượng mà phim có thể cản qua cả 3 cách: bức xạ, phản xạ và hấp thụ nhiệt. Chỉ số này càng cao thì chất lượng phim càng tốt. 

► Độ truyền sáng: Khả năng cho ánh sáng xuyên qua lớp phim cách nhiệt. Ta có thể hiểu rằng chỉ số này càng thấp thì phim càng tối màu và ngược lại. 

► Chỉ số cản tia UV: Khả năng cản lại tia cực tím, chỉ số càng cao thì phim càng tốt.

► Chỉ số cản tia IR: Khả năng cản lại tia hồng ngoại, chỉ số càng cao thì phim càng tốt. 

► Tỷ lệ giảm chói: Khả năng giảm cường độ ánh sáng từ bên ngoài vào xe.

► Độ phản gương: Chỉ số thể hiện khả năng phản chiếu hình ảnh đối diện. Tỷ lệ càng cao thì người bên ngoài càng khó nhìn vào trong và độ riêng tư càng cao. 

Từ các chỉ số này, các bạn có thể lựa chọn được mẫu phim tốt nhất cho dòng xe của mình. Tất nhiên, chỉ số càng cao, sản phẩm càng tốt thì giá bán càng đắt. Bạn có thể áp dụng phương pháp dán phim cách nhiệt mà ChungAuto tư vấn phía trên để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng.

Minh họa độ truyền sáng phim cách nhiệt

Có nên dán phim cách nhiệt giá rẻ? 

Câu trả lời là không. Đừng dán phim cách nhiệt giá rẻ mà hãy chọn những sản phẩm chất lượng. Phim cách nhiệt là một phụ kiện quan trọng trên xe ô tô và xứng đáng để đầu tư, vì chúng vừa bảo vệ sức khỏe của bạn, vừa tăng độ bền của nội thất ô tô.

Thông thường, các hãng bán xe sẽ tặng bạn phim cách nhiệt sau khi mua xe mới, nhưng đa số là loại rẻ tiền, hoặc chỉ là loại giấy dán tối màu với hiệu năng cách nhiệt kém và suy giảm nhanh sau 1 tháng đầu tiên.

Đối với tấm kính mặt của ô tô, nếu dán loại phim cách nhiệt rẻ tiền mà hãng tặng sẽ rất nguy hiểm. Loại phim cách nhiệt này không có hiệu quả cản nhiệt cao và còn hạn chế tầm nhìn của tài xế

Quy trình dán phim cách nhiệt cho ô tô

Dán phim cách nhiệt cho VinFast VF5 tại ChungAuto.

Quy trình dán phim cách nhiệt tại ChungAuto bao gồm 6 bước, được thi công trong phòng phim tiêu chuẩn khép kín, có máy điều hòa và lọc không khí để tránh bụi. Chi tiết như sau: 

► Bước 1: Thực hiện bóc phim cách nhiệt cũ (nếu có)

► Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt kính xe trước khi dán phim.

►Bước 3: Thực hiện công đoạn đo đạc để chuẩn bị kích thước phim cách nhiệt phù hợp với kính xe. 

►Bước 4: Sấy phim cách nhiệt

►Bước 5: Dán phim cách nhiệt

►Bước 6: Gạt bỏ nước và bọt khí còn sót lại, hoàn thiện nốt 1 số bước và bàn giao xe cho khách

Dán phim cách nhiệt cho ô tô ở đâu uy tín?

Chungauto.vn là đơn vị uy tín chuyên phân phối và dán phim cách nhiệt cho ô tô tại Hà Nội. Sản phẩm tại Chung Auto được cam kết chính hãng 100%, lắp đặt an toàn và nhanh nhất thị trường.

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm cùng cơ sở vật chất hiện đại, quý khách sẽ có trải nghiệm tốt nhất khi dán film cách nhiệt cho xe hơi tại ChungAuto. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang phân phối rất nhiều sản phẩm đồ chơi ô tô, phụ kiện ô tô và nội thất ô tô. Vui lòng liên hệ qua Hotline 0925588666 để nhận tư vấn dán phim cách nhiệt từ các chuyên gia hàng dầu trong ngành.

Đọc thêm

CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG

- Giao hàng toàn quốc, hỗ trợ thanh toán khi nhận hàng COD
- FREE Ship Hà Nội & HCM bán kính 10 Km
- Đổi trả hàng trong 7 ngày.
- Chi phí giao hàng COD ngoại tỉnh là 30.000 đồng

CHÍNH SÁCH ĐỔI TRẢ

- Đổi trả theo nhu cầu khách hàng
- Đổi trả theo yếu tố khách quan
- Hàng giao bị bể vỡ, sai nội dung hoặc bị thiếu
- Hàng giao bị lỗi ký thuật

)
Trái
hải
|
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*